Em gấp quá, muốn làm KPI cho các vị trí nhanh thì làm thế nào?
Đợt này, tôi đọc được một stt trên Group HrShare về KPI thế này: “Em chào các anh chị,
Hiện em đang được giao chịu trách nhiệm toàn bộ việc xây dựng KPI để đánh giá hiệu suất công việc cho cả khối sales và khối VP cty, mục đích đánh giá là để xét thưởng, tạo động lực cho nhân viên phấn đấu.
Mảng này rất mới với em. Em có tham khảo qua một số tài liệu trong group và trên blog của thầy Cường. Tuy nhiên, thực sự vẫn chưa định hình được cụ thể được mình cần phải làm gì và làm như thế nào. Do đó, trước mắt em muốn xin thầy và các anh chị giúp đỡ hoặc chỉ cho em các tài liệu cơ bản để nghiên cứu thêm. Các anh chị có biểu mẫu KPI cho các vị trí theo phòng ban của 1 cty thương mại, có thể gửi em tham khảo thêm đc ko ạ?
Em rất muốn tham gia khoá học bài bản trước khi bắt tay vào làm tuy nhiên deadline sếp giao rất gấp, em ko còn đủ thời gian. Nếu các anh chị giúp đỡ em xin cảm ơn rất nhiều ạ.”
Thực ra, để ra được thẻ KPI cho từng vị trí, nếu đúng như cách tôi làm 3 bước lớn:
- Bước 1: Sử dụng phương pháp BSC – KPI để tìm ra thẻ BSC cho công ty (KPI cho CEO). Từ đó phân bổ thước đo và chỉ tiêu từ thẻ BSC xuống các bộ phận.
- Bước 2: Sử dụng phương pháp JD – KPI để tìm ra các thước đo KPI cho các chức năng (nhiệm vụ) của bộ phận
- Bước 3: Sau khi có thư viện KPI của bộ phận (KPI từ BSC và KPI từ chức năng) thì tiến hành rút gọn KPI cho các vị trí
Nói nhanh là vậy nhưng để đi chi tiết thì phải đọc tầm 50 bài viết của tôi (tôi đang trong quá trình ra sách có biên tập lại cho anh chị em dễ đọc rồi). Như bình thường, tôi cần có tầm 7 buổi thực hành mới có thể hướng dẫn hết 3 bước trên. Tuy nhiên để làm nhanh, chúng ta có thể làm tắt từ bước 2. Tôi bắt đầu tiến hành các bước sau:
Bước 1: Thiết lập 1 cuộc họp với trưởng phòng
Bước 2: Trong buổi họp, việc đầu tiên là tôi hỏi về cơ cấu tổ chức của bộ phận:
- Bộ phận sinh ra với mục đích gì?
- Sơ đồ vị trí của bộ phận ra sao?
- Các chức năng, công việc hay các bước thực hiện công việc lớn của bộ phận?
- Các chức năng này được phân bổ thành nhiệm vụ cho các vị trí ra sao?
Thường thì trưởng bộ phận họ sẽ trả lời ngay với những câu hỏi này. Tuy nhiên có thể sẽ có những người mới lên chức, họ sẽ không trả lời được rõ ràng rành mạch. Vì thế chúng ta cần biết cách gợi ý bằng cách tưởng tượng mình là vị trí trưởng bộ phận đó và nghĩ ra các bước thực hiện công việc lớn.
Bước 3: Có được cơ cấu tổ chức bộ phận nhanh, tôi tiếp tục sử dụng phương pháp JD – KPI để lọc ra các thước đo hiệu quả công việc. Cũng giống bước 2, việc của tôi (người triển khai dự án) là hỏi: “Chức năng …., như thế nào là đạt về mặt số lượng, chất lượng, thời gian, chi phí?” Từ câu trả lời của trưởng phòng (học viên), tôi gõ lại vào ô diễn đạt bằng lời. Có yêu cầu bằng lời, tôi hướng dẫn mọi người cách phiên đổi ra thước đo. Quanh đi quẩn lại thì KPI thường chỉ có đâu đó 3 loại thước đo: Số, tỷ lệ, thời gian
Cứ tẩn mẩn làm từng chức năng một, khi hoàn thiện, tôi tiếp tục sang bước 4.
Bước 4: Tôi nhặt các thước đo và kỳ vọng vào bảng thư viện KPI của phòng.
Bước 5: Có thư viện KPI của phòng, tôi cùng trưởng phòng tiến hành rút KPI gọn lại cho từng vị trí với các bước nhỏ sau:
Bc5.1 Phân bổ các thước đo KPI trong thư viện cho các vị trí dựa vào ma trận phân nhiệm
Bc5.2 Copy thư viện ra từng sheet ứng với số vị trí có trong phòng và tiến hành rút cho từng vị trí.
Bc5.3 Tiến hành rút gọn KPI cho vị trí trưởng bộ phận với nguyên tắc:
- Nguyên tắc chung:
1. Dưới 8 KPI cho mỗi vị trí
2. Giữa lại thước đo SMART (cân đo đong đếm được)
3. Giữ lại các thước đo có tích cực tạo động lực (củ cà rốt)
- Nguyên tắc rút cho vị trí trưởng
1. Giữ lại chỉ số Chiến lược
2. Giữ lại chỉ số KEY
3. Giữ lại chỉ số Khắc phục vấn đề tồn tại trong công việc
- Nguyên tắc rút cho vị trí nhân viên
1. Giữ lại chỉ số Nhiệm vụ
2. Giữ lại chỉ số KEY
3. Giữ lại chỉ số Khắc phục vấn đề tồn tại trong công việc
Bước 5.4 Sau khi rút gọn rồi, thì tiếp tục tùy vào quan điểm và bài toán sẽ đưa thêm các thước đo khác vào thẻ KPI. Ví dụ:
- Nếu quan điểm nhân viên cần phải "phát triển" thì thêm thước đo phát triển.
- Nếu quan điểm nhân viên cần phải "tuân thủ nội quy" thì cần thêm vào thước đo hành vi văn hóa
- Nếu quan điểm nhân viên cần phải "tham gia các công việc của phòng" thì thêm vào thước đo hoàn thành công việc phòng
- Nếu quan điểm nhân viên cẩn phải "sáng tạo" thì thêm vào các thước đo cải tiến sáng tạo
- Nếu quan điểm nhân viên cần phải "chủ động lên thước đo" thì thêm vào ô các thước đo chủ động
Bước 6 Lựa chọn chỉ số KPI xong thì đến phần tiếp theo là ứng dụng và xây dựng hệ thống theo dõi dữ liệu, quy trình và báo cáo. Tức là trả lời được 6W - 1H:
- Làm cái gì (What)
- Why (tại sao)
- Which (cái gì)
- Ai (Who)
- Ở đâu (Where)
- Khi nào (When)
- Làm như thế nào (How)
Vậy đó các bước làm để giải quyết đầu bài đã xong.
Bài cũng dài rồi, hi vọng chủ nhân của câu hỏi, đọc xong bài không còn mông lung nữa. Nếu vẫn còn mông lung, bạn nên theo khóa học cầm tay chỉ việc của tôi. Khi tham gia khóa học, bạn sẽ đi đủ cả 3 bước và được thực hành trên mô hình giả định theo phương pháp “TỪNG – BƯỚC – MỘT” . Bạn hoàn toàn có thể xây dựng BSC và KPI. Đây là khóa học xây dựng KPI và BSC dành cho người không chuyên về HR. Hẹn gặp bạn ở khóa học sắp tới.
***
Học viện Nhân sư trân trọng thông báo Mở lớp “Kỹ thuật xây dựng và triển khai BSC&KPI online G12”. Thân mời Anh chị em cùng đăng ký tham dự.
I. Thông tin chi tiết khóa học:
– Th.ời lượng: 5 – 7 b.uổi online trên phần mềm Zoom.
– Th.ời gian: Mọi lúc mọi nơi
– Chi tiết về khóa học vui lòng xem thêm tại : http://daotaonhansu.net/ky-thuat-xay-dung-bsc-kpi/
– Hình ảnh của lớp trước (G10): http://daotaonhansu.net/?p=784
Nội dung khóa học bao gồm lý thuyết và hướng dẫn BSC và KPI trên file mẫu
– Điểm đặc biệt của lớp:
+ Học viên thực hành theo phương pháp TỪNG BƯỚC MỘT trên MÔ HÌNH DOANH NGHIỆP giả định CỦA HỌC VIÊN
+ Học viên sẽ nhận được sản ph.ẩm sau từng buổi và các biểu mẫu ứng dụng, file ứng dụng thực tế của công ty.
II. Hỗ trợ trực tiếp: Ms Đỗ Ngọc Mai – Thành viên BQT HrShare | Phụ trách Chăm sóc Cộng đồng – Điện thoại : 083.88.33616/ Zalo: 036.9904.004 – maidn.kc24@gmail.com
Những gì tôi làm là những gì tôi chia sẻ
Nếu bạn đã sẵn sàng để nhận được những lợi ích và ưu đãi đặt biệt từ khóa học, hãy Click vào nút “Đăng ký” bên dưới và chúng tôi sẽ gặp lại bạn ở trang sau.
1 bài học - 1 giờ 47 phút
1 bài học - 2 giờ 18 phút
2 bài học - 1 giờ 48 phút
1 bài học - 2 giờ 13 phút
1 bài học - 2 giờ 18 phút
1 bài học - 2 giờ 17 phút
1 bài học - 2 giờ 8 phút
1 bài học - 1 giờ 29 phút
Họ và tên : Nguyễn Hùng Cường
Địa chỉ email: kinhcan24@gmail.com
Bằng cấp cao nhất: Thạc sỹ Quản trị Nhân lực
Giới thiệu : http://blognhansu.net.vn/gioi-thieu/
Điện thoại : 0988 833 616
Cấp bậc hiện tại: Leader (CEO/ Tư vấn Hệ thống Quản trị Nhân sự)
Năm kinh nghiệm: > 10 Năm
Ngành nghề: Nhân sự
Nơi làm việc: Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh
12/2013 – nay: Chuyên gia tư vấn Hệ thống Quản trị nhân sự
-Tác giả 4 đầu sách về Nhân sự: http://www.sachnhansu.net/
+ Quyển 1: Nghề Nhân sự, liệu có kiếm đủ tiền xây nhà ở Hà Nội? - https://goo.gl/aj4bC3
+ Quyển 2: Mới chuyển sang vị trí nhân sự nên bắt đầu từ đâu? - http://goo.gl/4fPmX7
+ Quyển 3: Nghề Tuyển Người (3T) - Ác mộng nghề tuyển dụng - https://goo.gl/LjEgby
+ Quyển 4: CEO & Quản trị Nhân sự - Hệ thống QTNS cần có là gì? - https://goo.gl/qMe7oV
- Tham gia tư vấn Hệ thống Quản trị Nhân sự cho hơn 30 công ty trong các lĩnh vực: CNTT, In ấn, Y tế, Xây dựng, Thiết kế, Sản xuất, Dịch thuật, Đào tạo, Giải khát, Thương Mại
- Thành viên hội đồng Chuyên môn HRShare, tham gia đào tạo cho > 1000 học viên các lớp: Giải mã Nhân sự (QTNS tổng thể), Kỹ thuật xây dựng BSC và KPI (QTNS chuyên sâu), Kỹ thuật xây dựng lương 3P, Khung năng lực, Mô tả công việc...
Thanh toán mua khóa học
1.499.000đ
-86%